Tương lai của ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ và ô tô điện của Việt Nam

Tìm kiếm Tìm kiếm
Mua hàng0 Mua hàng
Báo giá Báo giá
Tương lai của ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ và ô tô điện của Việt Nam
13/06/2023 10:01 AM 387 Lượt xem

    Thị trường xe điện thế giới

    Trong buổi tọa đàm Bên lề sự kiện triển lãm Công nghệ Ô tô xe máy và Linh kiện phụ trợ Autotech & Accessories 2023, nhiều chuyên gia đến từ nhiều tổ chức và Hiệp hội của nhiều quốc gia đã có những tham luận đánh giá về ngành công nghiệp ôtô, xe máy điện và công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp công nghiệp trong lĩnh vực này qua đó có cơ hội cập nhật thông tin và tiếp cận xu hướng phát triển mới trên toàn cầu.

    Lĩnh vực công nghiệp ô tô xe máy và linh kiện phụ trợ là một trong những ngành có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và đây là một trong 8 phân ngành quan trọng nhất của ngành cơ khí mà Việt Nam có thể tự hào đã có sản phẩm cơ khí “made in Việt Nam”. Bên cạnh việc tiêu thụ trong nước, sản phẩm còn được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.

    Tuy nhiên, trước bối cảnh chuyển dịch mạnh mẽ từ xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe điện, các quốc gia cùng các hãng ô tô đang “chạy đua” marathon mạnh mẽ để nhanh chóng đạt được các cam kết tại COP 26 cũng như “thắng” trong thị trường ô tô điện (EV), thế trận của ngành công nghiệp ô tô thế giới sẽ có nhiều biến đổi với cuộc cách mạng là ngành xe điện. Các doanh nghiệp hay Tập đoàn ô tô dù nổi tiếng cũng phải bắt đầu lại từ đầu với ngành sản xuất xe điện.

    Hạnh phúc thay, chúng ta cũng có thể tự hào khi Việt Nam là một trong số những quốc gia đã có thể sản xuất được những mẫu xe điện đầu tiên và xuất khẩu xe sang các nước thậm chí có ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô “khủng” trên thị trường quốc tế như Mỹ.

    Vậy, tương lai của ngành công nghiệp ô tô, xe máy? Công nghiệp phụ trợ Việt Nam sẽ phát triển như nào trong thời gian tới? Tất cả phụ thuộc vào sự chuyển dịch của các doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy thông minh và xanh này. Những doanh nghiệp nào dám dồn lực, tập trung và tiên phong đầu tư cho công nghệ mới, công nghệ xe điện thông minh, những chiếc xe của tương lai sẽ dần thay thế cho những chiếc xe nhiên liệu hóa thạch, họ sẽ là những người chiến thắng trong tương lai.

    Ngay bây giờ, thị trường đang “nóng” lên từng ngày. Năm 2022, số lượng xe điện đã chiếm tới 5% tổng số xe khoảng 10,5 triệu chiếc được bán ra trên toàn cầu. Và chúng ta đã thấy một vài tên tuổi mới lẫn những “gã khổng lồ” trong làng ô tô như Telsla, BYD, Toyota, General Mortor, Ford, Volkswagen và BMW, Geely… Bên cạnh việc duy trì những dây chuyền sản xuất xe truyền thống, họ đã nhanh chóng đầu tư cho những dự án và nhà máy sản xuất xe điện mới, với những công nghệ tiên tiến nhằm tiến tới đáp ứng yêu cầu giảm khí phác thải cho mỗi quốc gia, cũng như sự sinh tồn tiếp theo của mỗi hãng xe.

    Có thể nói trong cuộc đua này, Trung Quốc là quốc gia sớm tham gia vào thị trường này với hàng loạt các công ty “nở như nấm” và cũng đã gặt hái được những thành công nhất định trong thị trường sản xuất và kinh doanh xe điện. Trong tổng số xe điện bán ra năm 2021, tại thị trường Trung quốc đã tiêu thụ tới 2,7 triệu xe chạy pin điện và 600.000 xe Plug hybrid điện. Và nếu nhìn tổng số xe được bán ra trên thị trường, riêng mình Trung Quốc có số lượng xe còn lớn hơn cả thị trường châu Âu và Mỹ cộng lại.

    Đối với xe điện, ai sẽ là người chiến thắng? Các hãng muốn thắng phải sản xuất ra được những chiếc xe sử dụng pin thông minh, sạch, khỏe hơn, nhỏ hơn và nhẹ hơn. Hiện trên thị trường Pin Lithium đang được đánh giá hiệu quả nhất và được ưa chuộng hơn cả.

    Thị trường xe điện đang là "cuộc chơi" của 10 thương hiệu trong đó có 2 thương hiệu xe lớn thuộc về TQ: BYD và Geely. Hãng xe điện BYD đang chiếm thị phần xe điện lớn nhất thế giới và tại Trung Quốc. Và trong tháng 5 vừa qua, báo chí Việt Nam đã đưa tin khả năng cao Việt Nam sẽ trở thành địa điểm đặt nhà máy BYD thứ hai ở Đông Nam Á, sau Thái Lan (150.000 xe/năm). Và nếu hãng xe điện này có mặt ở Việt Nam thì sẽ đặt ra thách thức cho các hãng xe đang có mặt ở Việt Nam. Theo Bloomberg, các xe của BYD sẽ được bán tại Việt Nam và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn tin còn cho biết hãng có kế hoạch hình thành một chuỗi cung ứng địa phương. Hãng xe này muốn vượt qua Telsla về doanh số xe điện toàn cầu ngay trong năm nay. Để làm được điều đó, họ sẽ mở rộng quy mô sản xuất tăng gấp đôi sản lượng bán hàng. BYD dã dừng sản xuất xe xăng vào hồi tháng 3.2022 để tập trung vào dòng xe xanh như xe điện và hybrid.

    Vậy tương lại nào cho ngành công nghiệp xe ô tô điện tại Việt Nam?

    Với việc cam kết net zero khí thải Co2 ô nhiễm vào năm 2050 và giảm 30% vào năm 2030 và ,… Ngày 26/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 876/QD-TTg, thông qua kế hoạch chuyển đổi năng lượng xanh và giảm khí thải cacbon và methan trong lĩnh vực giao thông.

    Vậy chúng ta phải làm gì từ nay đến năm 2030, Việt Nam phải đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và sử dụng các loại phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng điện, tăng cường và mở rộng việc "pha chế" và sử dụng 100% xăng E5 cho xe chuyên dùng. Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu người dân và doanh nghiệp; Khuyến khích các bến xe, trạm nghỉ dừng nghỉ mới và hiện có chuyển đổi sang tiêu chí xanh. Nhiệm vụ giai đoạn 2022-2030: xây dựng quy định về giới hạn mức tiêu hao năng lượng cho phát triển ngành giao thông vận tải.

    Đến năm 2040, từng bước hạn chế, tiến tới dừng sản xuất lắp ráp, nhập khẩu ô tô, mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào sử dụng trong nước.

    Đến năm 2050: 100% phương tiện đường bộ tham gia giao thông được chuyển đổi thành điện năng và năng lượng xanh. Hoàn thiện hạ tầng sạc, cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

    Có thể thấy với thị trường 100 triệu dân, hơn 60% dân số Việt Nam đi xe máy. Tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam là 5,7% vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác tại thị trường châu Á. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 9% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030 đưa Việt Nam trở thành một trong quốc gia có tốc độc phát triển nhanh nhất nhu cầu về phương tiện chở người với tốc độ tăng trưởng 10,5%.

    Việt Nam đang là thị trường đầy triển vọng với lợi thế với tỷ lệ dân số trẻ cao và tỷ lệ tầng lớp trung lưu gia tăng và quan trọng là Việt Nam có tỷ lệ người dùng công nghệ tiên tiến như Smartphone, thiết bị gia dụng và xe thông minh, công nghệ tiên tiến lớn,… tất cả những yếu tổ trên cho phép Việt Nam phát triển với tốc độ 2 con số trong thời gian tới.

    Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam- VAMI, muốn phát triển được thị trường lớn, chúng ta cần quy hoạch và tính toán kỹ đến hạ tầng cho xe điện. Hệ thống các trạm xạc điện khi xe di chuyển trên đường và việc sạc tại nhà. Kinh nghiệm ở các nước đơn cử như ở Anh, Chính phủ ra quy định, khi xin phép xây nhà, các chủ nhà đều phải vẽ cả thiết kế trạm sạc, nếu không sẽ không được phê duyệt thiết kế. Đặc thù ở Việt Nam, chúng ta chưa có điều kiện để lắp đặt trạm sạc tại nhà trong khuôn viên gia đình, bởi trạm sạc tại nhà là hình thức phổ biến cho xe điện. Lượng điện tiêu thụ để sạc điện đòi hỏi nguồn cung cấp điện của Việt Nam tăng lên rất nhiều.

    Nếu so sánh với các nước châu Âu, số lượng trạm sạc đã được xây dựng nhiều nhất đặc biệt là ở Newzeakand, Iceland, Danemark, Norway, Đức, Úc,. Khoảng cách giữa các trạm sạc chỉ chưa đến 1km. Còn ở những nước gần Việt Nam ta mới thấy Thái Lan đã đạt quy hoạch khoảng cách giữa các trạm sạc khoảng 1,5 km và số lượng trạm sạc nhiều ngang châu Âu. Còn Việt Nam, thì quy hoạch gần như chưa có hoặc đang làm!!!

    Quan trọng hơn cả, cần quy hoạch các trạm sạc công cộng chia sẻ cho các hãng ưu tiên cho những công nghệ sạc tiên tiến và siêu nhanh. Các hệ thống trạm thu phí trên phạm vi cả nước, trước mắt tập trung tại các thành phố lớn và trên hệ thống đường cao tốc. Việc quy hoạch và xây dựng hệ thống trạm thu phí cũng vô cùng quan trọng. Lập kế hoạch và chuẩn bị cấp điện cho các trạm sạc. Nhà nước nên có cơ chế chính sách thu hút các dự án đầu tư xây dựng trạm thu giá. Cơ chế chính sách khuyến khích các nhà sản xuất thiết bị trạm sạc.

    Để xe điện phổ cập đến mọi người, giá xe cũng là một yếu tố quan trọng. Bởi theo ông Sáng, năm 2022 thì tính toán chi phí cho xe điện đang cao hơn 45% so với xe động cơ đốt trong, tuy nhiên đến năm 2030, con số này sẽ chỉ còn 9%. Do dó, Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp về chính sách thuế, hỗ trợ đầu tư công nghệ mới; Đối với người tiêu dùng, Chính phủ cũng cần có các hỗ trợ về giá với người sử dụng xe điện,... thông qua các loại miễn giảm thuế trước bạ và các loại thuế khác,…

    Năm 2023, Mỹ đã áp dụng Đạo luật giảm pháp của Tổng thống Joe Biden bao gồm các ưu đãi cho sản phẩm sản xuất trong nước và miễn giảm thuế phí khi mua ô tô chạy hoàn toàn bằng điện. Telsla là hãng được lợi nhất họ đang tận dụng lợi ích này để tung ra thêm những mẫu xe điện mới, hiện đại và nhỏ hơn và giá rẻ hơn và củng cố vị trí số 1 về xe điện trên toàn cầu.

    Khi khơi thông thị trường, Nhà nước vẫn phải tiếp tục nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa. Sản lượng sẽ được nâng cao nhờ vào các biện pháp khơi thông thị trường như ở trên, vấn đề còn lại là giao cho các Bộ ban ngành thông qua các Hiệp hội chuyên ngành để giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và chủ động được nguồn sản xuất thay thế nhập khẩu các linh kiện, phụ kiện, nguyên vật liệu đi kèm như thép, nhựa,… Ví dụ, Nhà nước có thể tạo ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất khuôn/đồ gá,…

    Bước tiếp theo, khi các doanh nghiệp ô tô xe máy có thể tự sản xuất và lắp ráp được với tỷ lệ nội địa hóa cao một cách đúng nghĩa, họ sẽ tiếp tục mở rộng nhà máy, dây chuyền ngày càng hiện đại và thông minh hơn. Các nhà máy đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến nhất và tích hợp các công nghệ xu hướng thời đại như AI, rô bốt, tự động hóa, kết nối  internet vạn vật –IoT, tổng hợp dữ liệu lớn (big data), logistic thông minh,…

    Theo báo cáo năm 2020, về các nhà máy thông minh trong sản xuất ô tô, ba công nghệ kỹ thuật số chính hỗ trợ các cơ sở này là: tự động hóa thông minh, kết nối và phân tích dữ liệu đám mây. Sự hội tụ giữa công nghệ thông tin và công nghệ vận hành OT cho phép các nhà máy hoạt động gắn kết và tự động hóa.

    Khi hội tụ đủ hầu hết những thứ đó, chúng ta mới có thể hy vọng tạo ra một thị trường xe điện thực sự “bùng nổ” tại Việt Nam.

    Bài viết mới

    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline